Tính thanh khoản của cổ phiếu chính là yếu tố quan trọng để giúp nhà đầu tư có sự lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, với thị trường cổ phiếu hay chứng khoán rộng lớn và nhiều biến động này. Thì việc có thể xác định và đo lường được tính thanh khoản của nó cũng rất khó khăn. Nhất là đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia vào thị trường này. Đây chính là bài viết có thể sẽ cần thiết đối với tất cả mọi người để hiểu về thanh khoản của cổ phiếu hiện nay.
Mục lục
Tính thanh khoản cổ phiếu là gì và được hiểu như thế nào?
Tính thanh khoản của cổ phiếu chính là mức độ lưu động của cổ phiếu đó. Khi được thực hiện mua vào, bán ra trên thị trường chứng khoán. Các mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao là cổ phiếu trên các thị trường mua – bán năng động. Có thể dễ dàng thực hiện được giao dịch với mức giá tương đối ổn định.
Chỉ số P/E và tính thanh khoản chứng khoán cổ phiếu sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, cho thấy rằng những cổ phiếu có giao dịch sôi động nhất. Thì cũng sẽ là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường. Và sẽ được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức. Đây sẽ là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông. Thông qua việc có thể chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
Trên thị trường chứng khoán, đối với những cổ phiếu thanh khoản cao nhất. Thì vốn ban đầu của các doanh nghiệp đó sẽ càng phục hồi nhanh. Đây cũng chính là một trong các yếu tố quan trọng để có thể đánh giá tính an toàn của thị trường chứng khoán.
Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu
Nhìn chung tính thanh khoản của cổ phiếu cũng chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố có thể tác động tới tính thanh khoản của chứng khoán như:
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch là một yếu tố được cho là rất quan trọng tác động đến tính thanh khoản. Trên thực tế, đây là yếu tố phản ánh chính xác các xu hướng gia tăng giá cổ phiếu. Ngoài ra nó cũng góp phần phản ánh được các mức độ hoạt động của thị trường.
Quy định giao dịch
Với mỗi hình thức giao dịch khác nhau sẽ có những quy định giao dịch khác nhau. Ví dụ như các giao dịch tiền điện tử, nhiều quốc gia đưa ra quy định về việc cấm giao dịch nó. Bởi sẽ có một số vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản.
Các sàn giao dịch
Số lượng các sàn giao dịch cao có nghĩa rằng hoạt động đầu tư trên thị trường đó cũng sẽ cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng hiệu suất và khối lượng giao dịch sẽ tăng lên. Điều này sẽ mang lại sự tăng cường thanh khoản cho thị trường và ngược lại.
Các loại tính thanh khoản của cổ phiếu
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều loại cổ phiếu khác nhau. Có một số loại cổ phiếu khá quen thuộc với các nhà đầu tư như:
Cổ phiếu thanh khoản cao
Những cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ là những cổ phiếu an toàn. Vì nó sẽ mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn. Những mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất hiện nay bao gồm:
- Ngân hàng Techcombank (TCB)
- Ngân hàng VPBank (VPB)
- Ngân hàng MBBank (MBB)
- Ngân hàng Á Châu (ACB)
- Ngân hàng BIDV (BID)
- Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
- Công ty địa ốc Nova (NVL)
- Ngân hàng VietinBank (CTG)
- CTCP chứng khoán SSI (SSI)
- Tập đoàn Hoa Sen (HSG
Trong mọi lĩnh vực tài chính, chứng khoán đều khá quen thuộc với cụm từ thanh khoản. Vậy thanh khoản là gì? Có bao nhiêu khái niệm liên quan đến thanh khoản mà nhà đầu tư cần nắm bắt hết? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nhiều hơn về các khái niệm thanh khoản.
Tham khảo: Thanh khoản là gì và các thông tin về thanh khoản trong chứng khoán
Cổ phiếu thanh khoản thấp
Cổ phiếu có tính thanh khoản thấp là những cổ phiếu có ít người mua hơn. Nếu nhà đầu tư chọn đầu tư vào mã cổ phiếu này sẽ tiềm ẩn rủi ro rất cao. Có thể gặp trường hợp xấu nhất là không bán ra được. Chính vì vậy trong việc đầu tư chứng khoán, bạn nên ưu tiên lựa chọn những mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Nhờ đó mà nhà đầu tư sẽ hạn chế được rất nhiều các tổn thất nặng nề về mặt tài chính.
Cổ phiếu mất thanh khoản
Tình trạng cổ phiếu mất thanh khoản là gì? Đây được cho là trường hợp cực đoan nhất trong xu hướng giảm của cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu liên tiếp giảm sàn với lượng dư bán giá sàn lớn. Và gần như không có khối lượng mua vào trong phiên đó. Tình huống này còn biết là đặc biệt nguy hiểm và là rủi ro lớn nhất. Khi các nhà đầu tư sử dụng giao dịch là ký quỹ.
Cổ phiếu không có thanh khoản
Không phải cổ phiếu nào cũng có thanh khoản cao, có nhiều loại cổ phiếu có tính thanh khoản rất thấp. Thậm chí có cổ phiếu thanh khoản bằng không. Để có thể lý giải cho điều này, thường là do cổ phiếu trôi nổi. Cụ thể do:
- Công ty nhỏ có rất ít cổ phiếu được phát hành cũng như giao dịch.
- Công ty lớn nhưng hầu như cổ đông chủ chốt nắm hết số lượng lớn.
- Các công ty có giá trị và giá trị giao dịch quá khác biệt. Có thể là quá cao hoặc quá thấp nên chẳng ai mua hay bán.
Cách xác định và đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu
Để có thể hiểu rõ về tính thanh khoản của các loại cổ phiếu. Bạn cần biết được những cách xác định cũng như đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu. Từ đó có thể giúp bạn lựa chọn đúng đắn hơn:
Cách xác định
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam để xác định thanh khoản của một cổ phiếu thì cần lưu ý:
- Sàn HOSE (đại diện là Vnindex) là sàn sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với sàn Hà Nội (HNX và Upcom). Và trong đó các mã ở HNX sẽ có thanh khoản cao hơn ở Upcom.
- Thường thì sàn HOSE sẽ chiếm khoảng 80% thanh khoản trên toàn thị trường Việt Nam
- Riêng đối với các cổ phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư có thể xem thanh khoản tại các trang web về tài chính. Chẳng hạn như CafeF hay web các công ty chứng khoán uy tín.
Cách đo lường
Các nghiên cứu đưa ra nhiều chỉ tiêu để đo lường tính thanh khoản cổ phiếu. Cụ thể, có một số tiêu chí đo lường phổ biến như sau:
- Sự chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán (bid-ask spread)
- Tỷ lệ của thanh khoản (LR)
- Khối lượng các giao dịch (Trading Volume)
- Tỷ lệ giữa khối lượng các cổ phiếu giao dịch đối với số lượng các cổ phiếu đang lưu hành (turnover)
- Tỷ lệ giữa khối lượng các cổ phiếu được giao dịch bình quân trong năm so với khối lượng các cổ phiếu lưu hành
- Tỷ lệ giữa giá trị vốn hóa của chứng khoán và số lượng các cổ phiếu của công ty
- Tỷ lệ của giá trị tuyệt đối tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên khối lượng các giao dịch (ILLIQ)
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin về tính thanh khoản của cổ phiếu đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn lựa chọn và đầu tư vào thị trường này an toàn. Để có thể đảm bảo hơn về các vấn đề này. Bạn cần tìm được một công ty chứng khoán hay cổ phiếu uy tín. Hoặc có thể là nhờ các chuyên gia để có thể hỗ trợ bạn trong việc phân tích thị trường đó. Chúc bạn sẽ sớm thành công với lựa chọn và quyết định của mình.
Truy cập chuyên mục TIN TỨC ĐẦU TƯ của NhatNamGroups để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Rủi ro thanh khoản là gì và các cách quản trị rủi ro thanh khoản